Chủ Nhật, tháng 8 16, 2015

CHUYỆN XỨ NGƯỜI

  Tôi với ông TLai, mấy bữa nay xà quầng trong xóm Chinatown xứ Sing. Có tí “chuyện ngày đàng” không nói ra  cũng hơi ấm ức.
     Sing- một quốc gia đa chủng tộc. Chỉ một con phố cũ mà đã đầy  các món Tàu, Tây, Ấn, Mã…thừa đủ để làm con tỳ, con vị của các bác một phen bấn loạn. Tôi không dám đi vào vấn đề cụ thể “chất lượng sản phẩm”, nó vô chừng, bởi khẩu vị mỗi người mỗi khác, người này khen, kẻ kia chê là chuyện thường tình. Thôi, chi bằng nói về “cái khác biệt” theo cảm nhận của mình vậy?
 Hóa ra bên này họ đề cao “quan điểm lao động” hơn  bên ta các bác ạ. Ai đời “thượng đế” mà  cứ phải tự xếp hàng, tự bưng bê phục vụ lấy, không có kiểu “ông chủ bóc lột” ngồi khểnh chờ người đem đến đâu. Chú nào lười lao động, xin mời cứ ngồi bàn chơi trò... mút ngón tay nhé.
   Vậy, để giải quyết chuyện chờ đợi, chen lấn, mất trật tự họ làm cách nào? Thì ra khi đến gọi món, họ cấp cho mỗi người một cái “đĩa bay”. Đây là loại thiết bị thông tin độc đáo. Bạn xí chỗ, ngồi chờ ở bàn , khi món ăn hoàn tất , đèn sẽ tự động chớp sáng và  bạn  tới quầy bê món của mình về.
   Cách thanh toán? Có quán, tiếp viên của họ mỗi người nịt một cái IPAD vào cổ tay như ta đeo đồng hồ vậy, hai bàn tay rất rảnh rang để bưng bê, dọn dẹp. Khi tính tiền, họ “thao tác” trên ấy, dữ liệu truyền về server trong quán, in ra giấy như ở siêu thị rồi đưa cho mình. Kiểu này mấy chú chạy bàn hết cửa tiêu cưc nhể?
   Nói đến đây, tôi bỗng dưng chột dạ khi liên hệ đến tiêu chuẩn thi công chức “chứng chỉ B Anh văn- thạo vi tính…” bên mình. Hic! Ở đây họ đã nói tiếng Anh từ bé( cóc cần phải học) và nhìn cách các chú bồi bàn bấm máy nhoay  nhoáy kìa! Thế ra…
  Mấy cái phố Tàu ăn uống này rất được chính quyền ưu ái, lợp mái nhựa sáng che kín cả phố. Các dãy nhà  cổ vẫn được bảo tồn, mông má chỉn chu. Khách ngồi ăn rất thoáng mát, cảm thấy mình  được hòa chung vào không khí ẩm thực chung quanh, ấm cúng , gần giũi và zui zẻ. Lịch sử của bạn như được nâng niu, tái hiện, mà mỗi thực khách như chúng ta đây là một diễn viên vô tình. Công nhận cách làm du lịch này thật hay, thân thiện, đỡ… “hao bin”.
   Lại nói đến chuyện dọn dẹp. Hàng quán ở đây họ bày giữa phố. Các dãy bàn ăn chạy hai bên. Bạn có thể ngồi bất kỳ bàn nào ( ngồi bàn cuối phố, mua món ăn ở đầu phố cũng vẫn được) và vì mình  tự bưng bê nên phải chịu cực đi xa. Khi ăn xong sẽ có “nghiệp đoàn rửa chén” dọn dẹp. Thực ra đây là cụm từ do tôi bịa ra. “Nghiệp đoàn”- một tổ chức, hầu hết là những người già, họ lau chùi dọn dẹp tất cả bàn ghế , tô chén khi khách ăn xong. Tức là từng quán không có người dọn dẹp riêng. Tổ chức “chuyên môn hóa” ở chỗ: họ dọn chung tất cả các bàn từ đầu phố đến cuối phố, sau đó chén dĩa rửa sạch sẽ được trả về đúng từng quán ( chắc là có mã số). Việc này, về tổng thể sẽ giảm được nhiều nhân lực và chắc là có chính sách với người lao động cao tuổi. Một thoáng nhân văn !
  Như vậy, với Phố ẩm thực, chính quyền  đã cho họ mái nhà chung , đồng bào có thể thể yên tâm đánh chén cả khi trời…bão. Bàn ghế là của chung, sắp đặt  theo quy định nên không có chuyện lấn đất , lấn sân kèn cựa như bên ta. Dọn dẹp được chuyên môn hóa và cũng là của chung luôn nên  ngăn nắp, sạch sẽ. Chủ quán, chỉ còn lo tập trung vào nấu sao cho ngon và…đếm tiền. Mô hình quản lý ẩm thực kiểu công nghiệp chăng? Thay vì đập bỏ, bạn đã khai thác “đồ cổ” là những phố Tàu cũ thật hiệu quả. Du khách cứ như “ngửi” thấy mùi quá khứ của Đảo quốc thăng trầm qua từng  món ăn vậy…

Khổ quá! Mình đi ăn, đi chơi gì mà đầu óc cứ hâm hâm, tưng tửng. Chắc có người  sẽ hỏi tôi :“Ông nhòm thấy lắm thứ thế, vậy họ có nhược điểm gì”? Có đấy các bác ạ. Tôi và ông TL để ý: Ở xứ này, dân Sing  không có vụ dùng khăn lau miệng và tăm xỉa răng- “món cuối cùng” như bên ta.
    Tại sao? Khi mình hỏi họ toàn “sài lắc”. Bí mật quốc gia chăng? Đây quả là điều bí ẩn.  Hay họ đã luyện được tuyệt kỹ công phu liếm mép đến mức thương thừa?! Riêng khoản này, tôi thoáng chút tự hào: biết đến bao giờ họ mới đuổi kịp văn minh VN mình nhỉ?
    Ra thế, người ta vẫn có thể “hóa rồng”, nhưng là giống “rồng” cóc biết xỉa răng và lau  mép !!!


hấp dzẫn !


Bên này 9 giờ sáng họ mới bán hàng. Dàn mái che trên phố, khi mưa
nước gom vào các cột trụ màu trắng...phố ẩm thực lúc nào cũng khô ráo , sạch sẽ...

Đêm về
"đĩa bay" trong trạng thái chờ

đèn chớp sáng, báo món của bạn đã làm xong

tự đi ra quầy và bưng về

Số phôn của tớ đây, có gì liên hệ.

11 nhận xét:

TK8 nói...

Phập, Múc, Xúc, Đớp, Khợp, Măm, Chén...vốn từ vựng phong phú tức là dân ta mê Ăn Uống, gặp nhau là phải nhậu vì dek bít tổ chức ra cái chi zui hơn.

Ảnh đẹp, kụ TM cứ PnS cho nhẹ, đi chơi đeo DSLR ngán lắm ợ.

HữuThành.Nguyễn nói...

Trò "đĩa bay" đưa tin giao hàng thì bọn cà phê Cột Cờ (tên nó tôi quên, có dùng đâu) cũng đã làm. Rồi đến tự bưng về. Tính tiền thời trước dùng PDA ở mình cũng từng có. Nói chung dân ta không đến nỗi ngu đần.
Rủi cái hệ khung tham chiếu giá trị xã hội ở ta nó lệch lạc nên con người ta cũng bị xô nghiêng vặn xoắn thành ra méo mó, suy nghĩ hành động quái đản thì mới là đúng cách trong cái chuẩn ấy.
Ba cái suy nghĩ của anh TM cũng là vì thế. Từ một xứ chuẩn mới quay lại "thế giới cũ" bảo thủ, thì lòng đầy ưu tư nhỉ.

Lê Tự Thành nói...

Có lần thấy những người già dọn bàn và làm vệ sinh ở Sing. Mình bảo có lẽ về hưu ròi nên qua đây lao động. Vậy mà thằng con bé của mình phản đối ngay. Hóa ra lớp trẻ XHCN vẫn học theo ý thức "việc oai" mới nên làm. Thấy buồn không phải vì chúng nó mà vì thế hệ mình.
TT

HữuThành.Nguyễn nói...

Mấy hôm nữa xuất hiện thêm đối tượng từ chối nhập cảnh Singapore; ngoài các cô chân dài còn có thêm các lão già tranh việc dọn bàn nữa.

TK8 nói...

- KMarx vĩ đại đã dạy: "Lịch sử phát triển theo hình xoắn ốc, có sự lặp lại và vòng sau cao hơn vòng trước..." - cái trò "tự PV" thực chất là học từ Phở Lý Quốc Sư !
- "Viagra làm giảm thị lực" hổng phải ngâm kíu khoa học của Mỹ - ngàn năm trước Tổ Tiên ta đã nói "sướng con kia mù con mắt"

TM nói...

- TQ: theo như con TL, ở bên này người ta không có lương hưu. Khi còn đi làm họ phài "tích cốc phòng cơ",tự trích ra một khoản để dành để dưỡng già. Chú nào vung tay quá trán, khi về gà có thể tham gia "Nghiệp đoàn rửa chén"(cũng là đoán mò thôi).
Về khoản giấy lau miệng, TL biết một câu chuyện có thật, rất hay về một cụ bà VN buôn giấy ấy qua đây...kiếm vài ngàn đô Sing/tháng (đề anh ấy tự kể).Việc này cho thấy tính năng động của các cụ VN, rất nhạy bén trong khai thác"thị trường bỏ ngỏ",góp phần đưa ánh sáng văn minh tới Đảo quốc. Tôi không bao giờ đánh giá thấp"tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuổi già làm việc già...tùy theo sức của mình".

- TK8: qua máy ngày, mưa suốt, song "súng ngắn" vẫn chiến đấu ngoan cường.

Nhat Trung nói...

@TM: Hôm nào rảnh sẽ đt TM và những bạn hiền gặp mặt. Lâu quá chưa ăn cá Trê...Sẽ có vợ theo như đề xuất của TM. Thế nhá !

TK8 nói...

"Zử zìn bãn xắc zăng wá zâng tộc", "thà hi sanh tấc cã hổng chịu mần nô lệ" - nhưng các ĐVCS cứ chuyên tuyến sanh - ga - po chừ ta phải mần răng hè ?. Lòng dân đã quyết từ bỏ CNXH kỳ này ĐHĐ cháu xin từ chức để các kụ K4 mần chăng ?

Mơ ước của cháu là zìa hiu thuê 1 cái chòi trong cư xá kụ TM, ngày ngày câu cá ăn tục nói phét là sướng nhất !
-----------------

ỚI KỤ HT: CHÁU THỬ CM TỪ Y - MEO SAO HỔNG ĐƯỢC HÈ ?

Q.MF nói...

@TM: Với muội, Sing có mấy ấn tượng đẹp: Con đường sân bay - thành phố, giỏi: sự biến không thành có, lạ: công nghệ mại dâm, bực bội: ăn xong không có giấy lau! cái xứ sở sang giàu vắt kiệt túi du khách mà ăn xong để mỏ vậy đi, ghê!

TM nói...

@NT: Chuyện nhỏ như...con thỏ.
@MF: Có những chuyện mình không hiểu hế. Biết đâu họ ăn xong "không quẹt mỏ" là nhằm quảng bá hương vị ẩm thực xứ mình ra thế giới chăng?

TK8 nói...

Xực, Bụp, Rỉa, Nhai, Quại, Xốp hết cái trại cá Trê kụ TM cho căng Mề rồi hót vui ngày tháng hổng màng thế sự nữa...kỳ nầy xin rút BCT để lớp kế cận mần.