Câu hát "Hành quân xa đâu có gì gian khổ, xe máy lạnh ta cứ ngồi mà đi..." của thế kỷ trước đã lùi xa! Xưa nay "Người ta chỉ cần cái thiếu không cần cái thừa" nên các em"tươi trẻ" theo nhau đổ sang xứ này quyết "đánh tư sản" hơi nhiều, ấy vậy mới có kinh nghiệm là chớ đứng sắp hàng làm thủ tục nhập cảnh ở những dây có nhiều em trẻ, họ bị truy xét kỹ nên mất thì giờ lắm. Phải nói dân ta gan dạ anh hùng thật: nhiều chuyến,tôi gặp nhiều cô gái lần đầu mới biết thế nào là đi máy bay. Nhiều cô không biết một chữ tiếng nước ngoài nào cũng dám xuất cảnh. Mà không chỉ chị em, có cả các cụ già hơn 70 cũng cưỡi máy bay tìm đường cứu ... nhà! Trên chuyến bay về hôm đó ngạc nhiên thấy bà cụ hom hem, ăn mặc tềnh toàng mà lại kéo được một vali cỡ trung (quá khổ của hành lý xách tay)lên khoang. Khi bà an vị tôi mới khẽ khàng: "Bà làm sao mà họ cho mang cái vali to thế này lên đây?" - "Tôi có biết họ nói gì đâu mà nói. Mà mình cũng có biết tiếng gì mà nói" -"Ủa, thế bà sang đây với ai, không ai đón đưa bà à?" - "Không! tôi đi một mình"! - "Bà sang đây làm gì,thăm người thân à?" - "Không. tôi sang đây đi bán giấy!" - "Giấy gì hả bà?" - "Giấy ăn!" Câu chuyện cuốn hút sự tò mò của tôi. Bà cụ cũng chân thật trải lòng: Tôi năm nay 76 tuổi rồi. Nhà tôi ở Thủ Đức. Tôi có 2 con trai, một đứa phu hồ, có vợ con rồi, đứa chưa vợ, mướn xe chạy xe ôm.Tụi nó nghèo lắm. Tôi thì bán cháo. Tiền chẳng có, vay người ta làm kiếm ăn, hết tháng trả nợ là hết! Cực lắm chú ạ! Rồi có người mách tôi sang đây bán giấy. Đầu tiên là vay 7 triệu làm giấy tờ, mua vé máy bay. Tưởng thế là đủ, nhưng họ bảo phải đặt cọc 5 triệu nữa. Sang đây lần đầu phải mua địa chỉ 200 Đô (đến ở trọ để đi làm- lần sau không cần), mỗi đêm ở trọ 15 đô. Giấy ăn thì ra siêu thị mua nguyên hộp, về tách ra 4 tờ 1 tập để bán 1 Đô/ tập. Cứ 5 giờ chiều bắt đầu đi bán ở các tụ điểm quán ăn, đến 1-2 giờ đêm thì về. TôI chẳng biết tiếng nào ngoài từ "y-jen"(1 đồng). Đi nhiều mệt lắm, lớp sợ lạc, lớp sợ Cảnh sát bắt, nhốt. Nhưng mà dân họ tốt lắm, họ thấy mình già cả nên thương. Có người trả 2 Đô-không lấy tiền thối, lấy 2 khăn nhưng trả cả 1 Đô,... - Thu nhập có được không hả bà ? Cũng được, trừ tiền trọ, tiền ăn, vé máy bay... đợt này đi (một tháng) về có được 1000 Đô (khoảng 17 triệu)! Đủ trả nợ, có dư chút đỉnh. Ra Tết tôi sẽ lại sang! Lần vừa rồi sang đó, thấy quán ăn có những vỏ bao giấy ăn nhỏ in giá 30 "Cen", rồi nghe nói bây giờ có nhiều người già Sing đi bán giấy, lại thấy buồn cho bà già Thủ Đức! Đành rằng "Đói thì đầu gối phải bò", nhưng để phụ nữ trẻ-già phải tha phương, không khỏi... thở dài!
Thứ Ba, tháng 8 18, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Bái phục cụ già!
Chuyện không có giấy lau, chắc con gái TL đã thấm nhuần rồi thì có giải thích chứ. Biết đâu "cấu hình mặc định" đồ mang theo người của họ đã có giấy tăm đầy đủ rồi?
Quả thực cái quan điểm của mình hai chục năm nay "tầng nước ngầm nhiễm độc phát sinh đủ thứ quái đản dưới ánh mặt trời". Chả trách riêng được một ngành nào, một giai tầng xã hội nào; đều ăn chung một nguồn nước cả mà.
Đọc bài này tôi thấy lo lo: Các cụ bà nhà mình có công "khai phá văn minh" cho họ, giờ lại sắp phải đương đầu với quy luật nghiệt ngã của cơ chế thị trường.
Mình "dạy" họ dùng khăn(kích cầu), nhiều người sẽ khoái lau miệng...các cụ bên Sing rồi sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng này,"lợi thế cạnh tranh" hơn hẳn các cụ VN. Lúc ấy...
Bán giấy - C11/Quét rác - C11/ A trưởng - C11/ BLL trường - C11/ Lãnh đạo quốc gia - C11...lĩnh vực nào C11 cũng mò zô gây náo loạn các kiểu con đà điểu.
Sanh - Ga - Bo ở dơ chít mẹ hổng thấy zăng ming chỗ mô.
Sắp tới Sing lại điều tra chống bán phá giá giấy lau miệng. VN hãy coi chừng !
VN anh hùng.
Xưa ra ngõ gặp anh hùng, nay ra nước ngoài cũng vẫn gặp bà mẹ VN anh hùng.
Không biết còn đến bao giờ?
Liệu các con của mẹ sẽ còn phải tiếp bước mẹ?
Đăng nhận xét